Results (
English) 1:
[Copy]Copied!
Lần đầu tiên, giới đầu tư biết đến một cách rộng rãi áp lực bán kỹ thuật từ hoạt động giải chấp chứ không phải từ tâm lý lo ngại rủi ro thông thường. Hiệu ứng “hòn tuyết lăn” đã tạo nên nỗi ám ảnh khó quên với những ai trải qua giai đoạn này, khi mỗi sáng mở bảng điện giao dịch lại thấy hàng triệu cổ phiếu được các công ty chứng khoán đem ra bán giá sàn nhằm thoát ra bằng được. Không một nguồn lực nào có thể cản nổi hoạt động bán ra chưa từng có này.Đỉnh điểm của sự hoảng loạn bắt đầu với các biểu hiện gây rối của nhà đầu tư. Đây cũng là lần đầu tiên ảnh hưởng của thị trường chứng khoán đến cuộc sống được bộc lộ rõ ràng nhất. Cao trào là rất nhiều nhà đầu tư kéo đến Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ngày 5/3/2008 để “bày tỏ sự giận dữ”. Người viết bài này may mắn được chứng kiến hàng đoàn nhà đầu tư đi ôtô, taxi ùn ùn kéo vào sảnh đòi “đối chất” với cơ quan quản lý. Trước đó, nhóm nhà đầu tư này cũng đã kéo tới Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội. Mặc dù nhà đầu tư tỏ ra rất bức xúc trước thực trạng giá trị tài sản đang giảm mỗi ngày, nhưng không thấy ai bàn về những chiếc xe đắt tiền đang đậu đầy ngoài cửa!Với mục đích ngăn đà suy giảm của thị trường, cơ quan quản lý thị trường chứng khoán cũng đã thực thi một số giải pháp. Trước hết, ngày 27/3/2008, biên độ dao động giá của HSX được hạ từ +/-5% xuống còn +/-1%, tại HNX được hạ từ +/-10% xuống +/-2%. Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) được phép tham gia mua cổ phiếu bình ổn. Các ngân hàng thương mại, công ty chứng khoán được vận động ngừng giải chấp. Các doanh nghiệp niêm yết được kêu gọi mua vào cổ phiếu quỹ.Các giải pháp này đem lại 10 phiên tăng giá và từ ngày 10/4/2008 thị trường lại rơi vào chu kỳ suy giảm, kéo dài tới tận ngày 13/6/2008. VN-Index lúc này chỉ còn 370,55 điểm. Như vậy chỉ trong hơn 6 tháng đầu năm 2008, VN-Index đã sụt giảm trên 60% so với thời điểm cuối năm 2007. Trong 103 phiên giao dịch của giai đoạn này, có 71 phiên VN-Index giảm điểm. Đỉnh điểm là chuỗi 34 phiên giảm liên tiếp từ giữa tháng 4/2008 tới đầu tháng 6/2008. Các biện pháp hỗ trợ nói trên chỉ mang tính ngắn hạn và tác động được trực tiếp lên hoạt động thị trường hàng ngày, chứ không giải quyết được những bất ổn mà thị trường chứng khoán lo ngại.Bước ngoặt Lehman BrothersVới mức điều chỉnh thuộc loại mạnh nhất trên thị trường toàn cầu nửa đầu năm 2008, thị trường chứng khoán Việt Nam đã tìm lại được sự cân bằng trong tháng 7 và tháng 8. Đã có sự chung tay cứu thị trường của các tổ chức lớn và hai tháng nói trên là thời kỳ “dưỡng thương” của nhà đầu tư. VN-Index có mức phục hồi từ 370,55 điểm lên 561,85 điểm ngày 27/8/2008.Những biến động tích cực trên thị trường chứng khoán thời gian này cũng phản ánh kỳ vọng đối với nền kinh tế. Sự can thiệp của Chính phủ và các giải pháp kiềm chế lạm phát đã bắt đầu phát huy tác dụng. CPI giảm nhanh, thâm hụt thương mại hàng tháng cũng giảm.Thị trường cũng nhìn thấy những hoạt động đầu tư trái ngược giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài trong nửa đầu năm 2008. Khi hoạt động giải chấp diễn ra ồ ạt, thị trường sụt giảm rất mạnh, nhà đầu tư trong nước bán tháo, nhà đầu tư nước ngoài vẫn giải ngân rất đều đặn. Chỉ riêng HSX, từ tháng 1 đến hết tháng 8/2008, nhà đầu tư nước ngoài đã mua vào với cổ phiếu là trên 16,1 ngàn tỷ đồng, bán ra hơn 9 ngàn tỷ đồng, tương đương giá trị mua ròng gần 7.100 tỷ đồng.Tháng 7-8/2008 cũng là thời điểm thị trường tương đối lạc quan, niềm tin được cho là đã quay trở lại. Nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục mua mạnh, nhiều tổ chức nước ngoài đăng ký mua chứng khoán khối lượng lớn, giá cổ phiếu trên thị trường tăng dài ngày. Thị trường chứng khoán đang đi trước những chuyển biến vĩ mô.Tuy nhiên, đúng lúc thị trường đang có triển vọng phục hồi bền vững hơn thì khủng hoảng tài chính toàn cầu bắt đầu phát nổ, với sự kiện ngân hàng đầu tư Lehman Brothers của Mỹ phá sản vào ngày 15/9/2008, như một cú knock-out cuối cùng đến thị trường. Ngày 15/9/2008 không phải là một ngày kinh hoàng của thị trường chứng khoán Việt Nam, có lẽ khả năng đánh giá về tác động của sự kiện này còn hạn chế. Vẫn là một phiên tăng điểm của VN-Index, khoảng 0,2%, và nhà đầu tư nước ngoài bán ròng 106,6 tỷ đồng trên HSX. Con số bán tuyệt đối khoảng 188,5 tỷ đồng, chiếm 18% tổng giá trị của sàn.Nhưng đến ngày 16/9/2008, khi truyền thông trong nước bắt đầu đăng tải ồ ạt thông tin Lehman phá sản, kết hợp với thị trường quốc tế giảm mạnh thì thị trường Việt Nam mới thực sự điều chỉnh lớn. VN-Index mất khoảng 4,4% (20,81 điểm) trong ngày hôm đó và ở nhiều mã, nhà đầu tư đã không thể thoát ra được nữa. Thị trường còn tiếp tục hai phiên giảm sâu trên 4% nữa
Being translated, please wait..
